Trước khi bạn muốn thay đổi thói quen đặt đồng hồ sớm hơn 2 tiếng mỗi ngay hay thay đổi chế độ ăn kiêng, hãy tự hỏi bản thân, điều gì bạn thật sự mong muốn đạt được?
Trong quá trình thay đổi để hoàn thiện bản thân, thật dễ dàng để tìm ra lý do khiến bạn muốn thay đổi sống mỗi ngày. Mỗi ngày sẽ có khá nhiều bài viết nói về những nghiên cứu mới hay những cuốn sách nói với bạn về việc bạn nên dậy lúc mấy giờ, bạn nên ăn gì hay nên ngủ như thế nào là tốt. Nhưng mỗi người đều khác nhau, trước khi muốn thay đổi, bạn nên đặt các câu hỏi sau.
1. Mục đích cuối cùng của tôi là gì?
Khi nhà văn Daniel Dowling quyết định trở thành một nhà văn tự do với toàn thời gian dành cho văn học, ông đã nhận ra là không còn thời gian để “mặc sức chịu đựng cơ thể” với khối lượng công việc mà ông đã làm. Ông cần phải thay đổi theo hướng khác – để guồng công việc không ảnh hưởng đến sức khỏe của ông. Dowling đã làm một chuỗi sự thay đổi, từ việc tập thể dục buổi sáng, thư giãn sau 30-45 phút mỗi lần làm việc hay ăn sáng với các chất béo và protein có lợi cho cơ thể trước khi bắt tay vào công việc. Trước đây, ông từng bắt đầu một ngày làm việc của mình với chiếc bụng đói và sau khi viết xong bản nháp thì ông bắt đầu muốn ngất lịm đi.
Xác định mục tiêu rõ ràng. Nguồn: entreprisescanada
Đó là tất cả những sự thay đổi của ông, nhưng trước đó, Dowling đã đặt ra mục tiêu cuối cùng để bắt đầu cho những sự thay đổi – đó là giữ cho đầu óc của ông luôn lanh lợi và tỉnh táo để ông có thể tạo ra những bản thảo tuyệt vời trong thời gian dài. Nếu ông không có mục tiêu rõ ràng ngay từ đầu, thì ông đã không kiên trì với chế độ nay lâu dài đến thế. Nếu bạn không thực sự biết lý do vì sao bạn muốn thay đổi, bạn sẽ dễ dàng từ bỏ hơn và không kiên trì với sự thay đổi ngay thời gian đầu.
2. Có vấn đề gì với thói quen cũ của tôi?
Đôi khi mọi người chỉ ra cho bạn nhiều cách sống hay nhưng ho không nói ra lý do, khiến bạn nghĩ rằng bạn phải dậy sớm thì mới có thể đạt được thành công. Không hẳn như thế. Nếu bạn nghĩ dậy sớm chỉ làm bạn thêm mệt thì không lý do gì bạn nên dậy vào lúc 5 hay 7 giờ sáng cả. Theo Bulletproof CEO Dave Asprey từng viết cho Fast Company:”Đi làm lúc 10h không có nghĩa là bạn làm việc tệ, lúc nào cũng có những người thích hợp làm việc ban ngày hoặc ban đêm”. Nếu sếp bạn bắt bạn đến văn phòng sớm thì bạn nên chấp nhận nó, còn nếu không, hãy duy trì thói quen của bạn.
Ngủ dậy sớm hay trễ không đánh giá được độ thành công. Nguồn:doanhnhansaigon
3. Sự thay đổi nào hiệu quả nhất?
Kể cả sự thay đổi nhịp sống nhỏ cũng trở nên khó đễ duy trì, đôi khi sự thay đổi đó là “không làm” việc gì đó. Như khi bạn nói từ bỏ thói quen mỗi tối, không Twitter hay Instagram mà bạn vẫn chăm chăm vào điện thoại trước khi đi ngủ cũng vô dụng. Bạn nên thực hiện sự thay đổi đó bằng đọc một cuốn sách tâm lý trước khi ngủ.
4. Bạn cam kết thế nào khi thay đổi?
Khi bắt đầu thay đổi thói quen, bên nên cam kết rằng sẽ không để công việc, du lịch hay nghỉ lễ ảnh hưởng đến mục tiêu của mình. Nhưng hãy đối mặt với một hoặc vài lúc, bạn sẽ phải bị xao nhãng. Bạn nên quyết tâm với sự thay đổi, kể cả khi bạn có thể mất đi một vài cơ hội.Bạn có sẵn sàng tập thể dục sau khi vừa đi làm về? Bạn có sẵn sàng bỏ thời gian Netflix để đi tập gym?
Nên cam kết với mục tiêu đề ra. Nguồn:Marsal
5. Làm sao tôi có thể thay đổi theo cách hiệu quả?
Huấn luyện viên Suzan Bond có mục tiêu tập yoga mỗi ngày. Tuy nhiên, một chấn thương đã tác động đến kế hoạch của cô ấy, cô ấy không thể trở lại với tấm thảm hằng ngày, kể cả khi cô ấy lấy dụng cụ và thảm vào đêm hôm trước. Thế là cô ấy bắt đầu 4 phút tập yoga mỗi ngày bằng ứng dụng có thể sử dụng tại nhà. Cô ấy tập luyện mỗi khi có thời gian và sử dụng lịch kiểm tra quá trình tập luyện yoga ngày hôm đó. Cô viết ”tập luyện 4 phút nhỏ mỗi ngày giúp tôi vượt qua những khiếm khuyết, cơ thể tôi vốn quen với việc làm một việc gì điều độ rồi”.
Bond thay đổi theo cách phù hợp với cá nhân và của cô ấy. Khi cô ấy muốn bỏ qua đau đớn của cơ thể và cố gắng, cô ấy đã không thành công, chỉ khi tìm ra “lý do” dẫn đến sự thay đổi,lúc ấy sẽ biết “làm thế nào” cho hiệu quả.
Trúc Chi ( Nguồn dịch Fastcompany)