Trong bước đường khởi nghiệp thật khó lường trước được những rủi do vì vậy cách để tránh mắc sai lầm là học từ những thất bại của người khác, sau đây là 9 nguyên nhân có thể sẽ khiến doanh nghiệp của bạn dễ phá sản khi khởi nghiệp.
1. Khởi nghiệp khi chưa đủ giỏi
Giỏi ở đây là đánh giá tổng hợp về những kĩ năng cơ bản cần có của một người lãnh đạo như : kĩ năng đàm phán, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng bán hàng,… Những người giỏi còn thất bại huống chi mình còn non nớt, không giỏi đừng mơ thành công.
2. Khởi nghiệp một mình
Cho dù bạn giỏi đến chừng nào cũng không thể một tay xây dựng lâu đài cho riêng mình được. Thời gian mỗi ngày chỉ có 24h, cho dù giỏi đến mức độ kinh thiên động địa cũng sẽ không vượt qua đươc giới hạn thời gian và sức khỏe.
3. Khởi nghiệp khi chưa đủ kinh nghiệm
nếu bạn chưa tìm hiểu kĩ về những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của mình thì rất nguy hiểm: kinh doanh là tiền thật, sai là mất tiền là đồng nghĩa với phá sản. Những vấn đề liên quan này như: pháp luật, kế toán, nắm bắt các quy trình phân phối, các kênh quảng cáo, xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ kinh doanh… Hãy tìm cho mình một ngọn hải đăng, một người đi trước ở cùng lĩnh vực để học hỏi
Khởi nghiệp cần suy nghĩ kĩ nhiều vấn đề. (Nguồn : marketingbrain)
4. Chọn sản phẩm dịch vụ không phù hợp
Việc chọn một sản phẩm dịch vụ để kinh doanh cả đời mới là thông minh nhất. Tất nhiên là yếu tố đam mê, năng khiếu là một yếu tố quan trọng để lựa chọn nhưng chưa hẳn là quyết định cuối cùng. Đôi khi chúng ta bắt buộc làm những việc không thích để đạt được thành công trong sự nghiệp.
5. Khởi nghiệp khi chưa nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm
Buôn bán bất kì sản phẩm nào cũng đều có thể trở thành triệu phú và ngược lại cả kể những sản phẩm nhỏ giá trị vài trăm đồng cũng đủ để bạn phá sản. Những người mới khởi nghiệp thường hay có nhận định chủ quan và bở ăn về sản phẩm dịch vụ mình định kinh doanh. Bạn chúng ta có thể có lợi hơn so với những người bán lẻ, đại lý cấp thấp khác nhưng chắc gì đã ăn được những nhà sản xuất quy mô lớn.
6. Chọn bạn đồng hành không phù hợp
Chắc chắn các bạn đã chứng kiến nhiều công ty giải tán vì đồng sáng lập bất đồng quan điểm… Khi mới làm thì ai cũng nhiệt huyết nhưng nếu không fai là những người thực sự phù hợp với bạn thì việc mâu thuẫn ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình kinh doanh là điều tất nhiên.
Bạn đồng hành nên cân nhắc kĩ lưỡng (Nguồn: thienmy)
7. Hoạt động không có quy trình
Cái này ngay cả doanh nghiệp cũng dính chứ đừng nói là những bạn khởi nghiệp. Khi làm việc không có quy trình thì mọi thứ đều xáo trộn, mất nhiều thời gian và nó sẽ cuốn bạn đi chẳng có thể làm việc gì khác. Hãy học hỏi quy trình, mô hình của những đối thủ dẫn đạo thị trường hoặc đơn giản là những đối thủ giỏi hơn mình đề học hỏi, cải tiến các quy trình.
8. Hoạt động không có tầm nhìn
Khi mô hình của bạn chỉ có 5 – 10 người thì đơn giản, nhưng nếu khi có đông khách hàng bộ máy của bạn phình lên 30 người, khi đó nếu không có tầm nhìn xa và những chiến lược dài hạn, thì bạn cũng sẽ vào tình trạng một là không lớn được, Để một sản phẩm dịch vụ có thể sống trường tồn thì chúng ta phải quan trọng đến việc xây dựng và phát triển.
9. Kỷ luật nội bộ yếu kém
Một bộ máy tốt là phải có tập thể tốt, tập thể sẽ tốt khi ý thức tập thể tốt. Trong công việc không có kỉ luật mọi thứ sẽ không hoàn hảo được. Bản chất con người luôn có mặt lười biếng và tư lợi cá nhân trong đó, không cho họ vào khuôn khổ là họ sẽ ẩu ngay. Những người không có kỉ luật không bao giờ có thể làm việc lớn được.
Chung quy lại thì còn rất nhiều lý do khác dẫn đến thất bại trong khởi nghiệp nó liên quan đến nội tạng của bạn và các yếu tố bên ngoài. Chỉ khởi nghiệp khi bản thân đã sẵn sàng, đúng thời điểm, không nên cố gắng quá sức của mình, không gượng ép. … Hãy coi khởi nghiệp như sinh mạng của bạn để có những bước đi cẩn trọng nhé!
Nguồn Marketing siêu tốc