Thị trường xe ôm công nghệ chưa bao giờ hết hot tại khu vực Đông Nam Á nhất là Việt Nam. Đây là miếng bánh béo bở cho các ông lớn kinh doanh mảng dịch vụ này, người tiêu dùng Việt Nam đã quen dần với việc đi xe ôm công nghệ vì thế họ mong muốn có nhiều hãng để họ có nhiều sự lựa chọn và phục vụ nhanh chóng các dịch vụ tiện ích nhất.

"Một ứng dụng cho tất cả nhu cầu"

"Một ứng dụng cho tất cả nhu cầu" chính là slogan của Go-Jek. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của so với Grab-Uber tại Việt Nam.
Dưới đây là hàng loạt tiện ích của Go-Jek:
1.Go-Ride
Là dịch vụ xe ôm 2 bánh tương tự như Grab-Uber tại Việt Nam. Đáng chú ý, khách hàng có thể "bo" thêm tiền cho đối tác nếu họ hài lòng về dịch vụ này. Theo thống kế của Go-Jek, hiện có tới 400.000 tài xế đang lái dịch vụ này tại Indonesia.
2.Go-Car
Là dịch vụ taxi công nghệ 4 bánh tương tự như Grab-Uber tại Việt Nam nhưng giới hạn đường đi của loại xe này là 75km.
3.Go-Food
Là dịch vụ cho các nhà hàng kinh doanh dịch vụ đồ ăn, uống nhanh đăng ký làm đối tác với Go-Jek. Sau khi là đối tác của nhà các nhà hàng, Go-Jek có nhiệm vụ nhận đơn hàng online và giao hàng cho người mua một cách nhanh chóng.
4.Go-Send
Là dịch vụ giao hàng của Go-Jek, tương tự như hay GrabExpress. Tại Indonesia, dịch vụ này thường được tích hợp vào các trang web thương mại điện tử như Lazada, Shopee…
5.Go-Mark
Là dịch vụ mua sắm tạp hóa hàng ngày ngay trên ứng dụng Go-Jek. Khách hàng chỉ cần chọn những sản phẩm cần mua và tiến hành thanh toán tiền. Ngay sau đó, các tài xế Go-jek sẽ vận chuyển hàng hóa này đến địa chỉ của khách hàng.

xe om cong nghe
Các dịch vụ cơ bản của Go-Viet (Nguồn: cafebiz)

6.Go-Box
Là dịch vụ đặt xe bán tải, xe tải đơn trục, và xe tải hộp đơn trục… để vận chuyển hàng hóa với khối lượng nhiều, cần xe trọng lượng vài tấn trở lên. Phù hợp với dịch vụ chuyển nhà, chuyển công ty và nhập hàng.
7.Go-Pay
Là dịch vụ thanh toán, không chỉ thanh toán tất cả các dịch vụ của Go-Jek mà còn giúp khách hàng nạp tiền điện thoại, thanh toán, chuyển quỹ… đến các đối tác khác.
Tuy nhiên tại VN, Go-Jek sẽ chỉ cung cấp dịch vụ gọi xe hai bánh, mà không có xe 4 bánh. Do đó, Grab vẫn độc chiếm dịch vụ gọi xe 4 bánh. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh của Go-Jek không phải là đốt tiền để chiếm thị phần (ngay cả tại quê nhà Indonesia cũng vậy). Do đó, chúng ta sẽ không thể mong đợi mức giá cước quá thấp đến từ dịch vụ gọi xe này.

Luôn trong tư thế cạnh tranh "sân nhà đối thủ"

Go-Jek sẵn sàng tư thế cạnh tranh ở "sân nhà đối thủ". 
Với khoảng 45 triệu xe gắn máy trên một thị trường hơn 90 triệu dân, Việt Nam đang trở thành một thị trường vô cùng hấp dẫn cho Go-Jek thực thi chiến lược mở rộng kinh doanh.
Sự xuất hiện của Go-Jek tại Việt Nam sẽ trở thành đối trọng của Grab, mặc dù về thị phần và tiềm lực thì hiện tại Grab hoàn toàn vượt trội hơn. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh đáng gớm này vẫn sẽ khiến Grab phải có những động thái ưu đãi khách hàng và tài xế nhiều hơn. 

xe om cong nghe
Chiến lược kinh doanh mở rộng thị phần của Go-Jek trước tiên là thu hút nguồn tài xế (Nguồn: viva)

Như vậy, thời điểm Việt Nam trở thành thị trường thứ 3 của Go-jek tại khu vực ASEAN đang đến rất gần, đồng nghĩa với việc sự "cạnh tranh khốc liệt" giữa các hãng xe ôm công nghệ sau khi Uber rút khỏi Việt Nam tiếp tục chưa có hồi kết.


Tổng hợp